CHỌN SÁCH ĐỂ ĐỌC

Lợi ích đến từ việc đọc sách chắc hẳn ai cũng đều biết đến cả.Nâng cao vốn hiểu biết, tăng sự tập trung, tăng vốn từ…Mấy điều chung chung đó mọi người đều đã thuộc lòng hết cả.Nhưng chỉ khá ít người thử duy trì một thói quen đọc sách thường xuyên để sau đó tự mình thấy được những lợi ích này. Lời khuyên ở đây chính là, mọi người hãy thử duy trì hành động đọc sách của mình một tháng và theo dõi kết quả sẽ như thế nào? Với kinh nghiệm của mình thì chắc chắn sau một tháng nghiêm túc đọc sách, tự mỗi người sẽ thấy yêu đọc sách hơn.




Tiếp theo mình sẽ giới thiệu một số cuốn sách mình cho là phù hợp với từng đối tượng sau.(Điểm chung ở tất cả các đối tượng, tất cả đều nên đọc sách về tư duy, triết lí, lý tưởng sống, sách kĩ năng trước, sau đó mới đến những sách chuyên sâu trong từng lĩnh vực).
Đối tượng 1: Người đọc không nổi một cuốn sách một tháng

Với những người lười đọc này thì tốt nhất nên khởi đầu bằng những cuốn sách có phong cách viết gây ra được hứng thú.
Ví dụ cuốn sách của dượng Tony, cách viết của ông này cực kì tạo được sức kết dính đến người đọc, đặc biệt là người trẻ. Ai chưa đọc thì mua về đọc thử nhé.
Hoặc những cuốn sách đa nghĩa như: Tôi là beto, Hoàng tử bé…Mấy cuốn này gọi là đa nghĩa vì bất cứ ai cũng được, và mỗi loại đối tượng đều tìm được những ý nghĩa khác nhau. Trẻ con đọc sẽ thấy thú vị vì cốt truyện, người lớn đọc thì thấy tìm được rất nhiều triết lí sống trong đó.


Ngoài ra có 2 cuốn mình muốn giới thiệu cho đối tượng này nữa là: Người dám cho đi và Ngày xưa có một con bò.

Đối tượng 1 do có ít hiểu biết về các đầu sách nên lời khuyên của mình là hãy đi nhờ những người "gạo cội" tư vấn chọn sách cho.

Nói tóm lại, do đặc điểm “hồn nhiên” của đối tượng này nên mục đích ở đây là đọc sách hình thành tư duy và tư tưởng sống, mà phải đọc những cuốn gây hứng thú mới chịu cơ.

Đối tượng 2: Có đọc “ít ít”
Đây là đối tượng khó tư vấn nhất, vì kiểu nửa mùa này khó nhận biết xem họ đã có tư duy và tư tưởng sống cho mình chưa, có phải những sách viết “hay hay” mới chịu đọc không :3
Với những ai mà vẫn cứ phải sách “hay hay” mới chịu đọc thì nên quay về đối tượng 1.
Với những người còn lại, nên đọc song song 2 thể loại là: Sách về kĩ năng và sách triết lí sống “khó nhằn”.
Sách về kĩ năng như: Giao tiếp, thuyết trình,…Một số cuốn như: nguyên tắc 80/20, đừng bao giờ đi ăn một mình, Đắc nhân tâm,...
Mấy cuốn triết lí “khó nhằn” (chỉ dành cho những người đạt đến một le vồ nhất định, vì nó khó nhằn mà :3 ) như: Đúng việc, nhà giả kim, thế giới quả rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm…Ngoài đặc điểm khó nhằn thì mấy cuốn này viết rất hay và sâu sắc nên rất thích hợp cho những ai đang hình thành “tư duy trưởng thành” =D
Đối tượng 2 có thể nhờ người khác tư vấn đầu sách , cũng có thể tự chọn cho mình sách để đọc.
Mục đích ở đây là củng cố tư tưởng sống, nâng cao khả năng tư duy lên mức “đẳng cấp” hơn. :)
Đối tượng 3: là người có nền tảng tư duy và tư tưởng sống tốt rồi

Vẫn tiếp tục đọc sách của đối tượng 2, ngoài ra là những cuốn sách chuyên sâu về lĩnh vực mình làm sau này. Ai bán hàng thì đọc sách bán hàng, ai muốn làm ma cà tưng thì đọc sách marketing. Mình nghĩ đối tượng này cũng nên đọc thêm nhiều thể loại khác không liên quan đến công việc để nâng cao hơn vốn hiểu biết về xã hội, ví dụ mình mới đọc cuốn “súng, vi trùng, thép và định mệnh xã hội loài người” (sách lịch sử địa lí) mà thấy hay tuyệt vời. Với đối tượng 3 chắc không cần tư vấn đầu sách nữa vì họ tự biết mình cần đọc gì rồi. :)
Điều cối lõi ở đây là mọi người nên chủ động trong việc đọc sách, chứ ko ai có thể giúp mình hình thành thói quen này cả. Nếu có cũng chỉ được dăm ba hôm thôi. Và nên có liên hệ thực tế khi đọc thì sẽ thấy thú vị hơn rất nhiều. Ví dụ đọc sách tony rồi mà vẫn thấy mình ko hào sảng được thêm chút nào, đọc Quốc gia khởi nghiệp rồi mà vẫn thấy khó chịu khi bị người khác tranh luận bác bỏ thẳng thừng ý kiến thì tốt nhất nên nghỉ đọc, vì có đọc thì cũng ko thoát khỏi vòng tư tưởng hẹp hỏi của mình :p




Ý kiến bạn đọc

Không có nhận xét nào :