Những công cụ hỗ trợ cho SEOer

- Khi mới bước chân vào làm dịch vụ SEO, chắc hẳn ai cũng hỏi chúng ta cần có những công cụ SEO nào để hỗ trợ công việc SEO của mình. 

Có rất nhiều công cụ hỗ trợ SEO, tuy nhiên chúng ta không nhất thiết phải dùng hết chúng bởi hầu hết các công cụ này trùng lặp với nhau về nội dung và ý tưởng, vì thế nên chúng ta chỉ dùng cái nào tốt nhất, cần thiết nhất mà thôi.

- Dưới đây tôi xin liệt kê một số công cụ hỗ trợ mà tôi nghĩ là cần thiết cho bất kỳ SEOer nào:

1. SeoQuake

Đây là công cụ hỗ trợ kiểm tra mạng xã hội, on page, tuổi đời tên miền, số lượng index, số liên kết nội bộ, số liên kết ra ngoài của page, Alexa rank,.... rất nhiều công dụng, các bạn có thể xem chi tiết hơn về công dụng của Seo Quake tại đây.


2. Mozbar 


Là một add on được phát triển bởi MOZ, công cụ này trở nên phổ biến khi webmaster toàn cầu dự đoán Google xóa bỏ Page rank. MozBar hỗ trợ chúng ta kiểm tra 2 chỉ số đang được SEOer quan tâm hàng đầu hiện nay đó là DA và PA, để biết DA và PA là gì mời các bạn đọc bài viết http://www.luuanh.com/2016/05/da-la-gi-pa-la-gi-da-pa-co-tac-dung-gi.html của tôi. Trong một số trường hợp tool bị lỗi các bạn có thể truy cập vào liên kết sau đây của Moz để cập nhật liên kết sau đây: https://moz.com/researchtools/ose/

Ngoài ra mozbar còn giúp chúng ta kiểm tra 1 chỉ số rất quan trọng khác nữa đó là chỉ số Spam Score của website, được xếp thang 16 điểm, nếu chỉ số này càng cao website của bạn sẽ bị Google đánh giá càng thấp. Còn rất nhiều tính năng khác các bạn cứ từ từ khám phá dần nhé.


3. Google dịch: 


Công cụ dịch ngôn ngữ này trở lên rất cần thiết khi chúng ta đi xây dựng liên kết. Hệ thống website tại Việt Nam chúng ta so với thế giới còn thua kém nhiều về chất lượng, đặc biệt các diễn đàn bị phạt vì thuật toán của Google trở thành điều quá bình thường rồi, đối với những webmaster muốn phát triển website bền vững, lâu dài họ vươn tới các diễn đàn, trang mạng của thế giới có chất lượng cao hơn, được Google đánh giá tốt hơn. 

Tôi từng chia sẻ cho các bạn rất nhiều website xây dựng liên kết trên thế giới chất lượng cao, đầy đủ ngôn ngữ từ tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Nga đến tiếng Ả Rập, ... rõ ràng SEOer chúng ta không thể biết hết các ngôn ngữ được, như cá nhân tôi chẳng biết ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng mẹ đẻ. Google dịch sẽ giúp chúng ta sử dụng các website ngoại quốc dễ dàng hơn nhiều, để cài add on cho Chrome hay Cốc Cốc các bạn truy cập link sau: https://chrome.google.com/webstore/detail/google-translate/aapbdbdomjkkjkaonfhkkikfgjllcleb?hl=vi để cài add on này trên Firefox các bạn truy cập liên kết này: https://addons.mozilla.org/vi/firefox/addon/google-translator-for-firefox/ . 

Để tiến hành dịch toàn trang, các bạn Click vào biểu tượng Add on trên trình duyệt web sau đó chọn tính năng "Dịch trang này", toàn trang của bạn sẽ được Google dịch ngay lập tức. 


4. Google Analytic: 


Công cụ theo dõi lưu lượng truy cập website này của Google, giúp phân tích chi tiết các chỉ số liên quan đến truy cập của người dùng, chắc chắn Google còn là vua công cụ tìm kiếm thì chúng ta không thể không dùng công cụ này rồi, để xem  cách cài đặt và sử dụng các bạn có thể lên mạng tìm rất nhiều người đã hướng dẫn chi tiết nên tôi không nói trong bài này.

5. Webmaster tool: 


Thêm một công cụ nữa của Google hỗ trợ chúng ta quản trị website. Một trong các tính năng chính mà chúng ta sử dụng nhiều nhất trên tool này đó là theo dõi liên kết về website của mình, nếu có liên kết xấu dĩ nhiên cần phải khẩn trương chặn đi rồi, nếu không bạn sẽ bị phạt bởi thuật toán của Google, đặc biệt từ ngày 23 tháng 09 năm 2016 thuật toán Penguin cập nhật chạy real - time nghĩa là nó chạy liên tục như một thuật toán cốt lõi của Google, bạn sẽ bị xử phạt nhanh chóng ngay khi vi phạm do đó hãy thường xuyên kiểm tra liên kết của mình. 

Một tính năng nữa khá hay đó là webmaster tool hỗ trợ chúng ta onpage webiste, nếu có lỗi nào đó nó sẽ có thông báo và chỉ ra chỗ bị lỗi để chúng ta sửa lại theo đúng chuẩn của Google.

6. Ahrefs: 


Công cụ phân tích backlink số 1 thế giới, trước đây tôi có viết 1 bài chia sẻ về cách đăng ký tài khoản ahrefs pro miễn phí tuy nhiên từ giữa tháng 9 cách này đã không còn áp dụng được nữa vì đăng ký dùng thử 7 ngày thôi Ahrefs cũng đã bắt người dùng trả phí 7 đô la Mỹ rồi trong khi trước đây dùng thử là miễn phí và được 14 ngày. Tốc độ cập nhật backlink của Ahrefs rất nhanh, chỉ khoảng 2 tiếng là nó cập nhật một lần, và khác với webmaster tool bạn có thể kiểm tra hồ sơ liên kết của bất kỳ website nào với Ahrefs pro. Bây giờ Ahrefs thu phsi 7 đô 1 tuần rồi, anh em có thể liên hệ nhau dùng chung cũng được nhưng không được chia sẻ chung nhiều vì tài khoản pro cũng bị giới hạn lưu lượng check chứ không phải no limit như trước đây.


7. Tool kiểm tra thuộc tính dofollow hay nofollow của backlink: 


Seo quake cũng có tính năng này tuy nhiên tôi không thấy nó nổi bật lắm, nên tôi dùng Add on Nofollow trên trình duyệt, để cài cho Cốc Cốc hay Chrome các bạn truy cập vào liên kết sau: https://chrome.google.com/webstore/detail/nofollow/dfogidghaigoomjdeacndafapdijmiid?utm_source=chrome-app-launcher-info-dialog sau khi cài đặt thành công đối với liên kết Nofollow nó sẽ hiện vòng tròn đỏ xung quanh rất dễ nhìn.


8. Google Keywword Planner: 


Công cụ hỗ trợ kiếm tra lưu lượng tìm kiếm và gợi ý từ khóa của Google, để xem cách sử dụng mời các bạn lên Google tìm kiếm, có rất nhiều hướng dẫn chi tiết đối với công cụ này rồi.
- Tạm thời đây là 8 công cụ mà các SEOer hay sử dụng nhất mà tôi tổng hợp được. Đối với các Add on khi các bạn bật tab ẩn danh sẽ không hiển thị lên, để cài đặt cho các Add on này hiển thị các bạn truy cập vào cài đặt Add on của Chrome hay Cốc Cốc rồi chọn "cho phép ở chế độ ẩn danh" đây là tính năng mới được cập nhật trên trình duyệt Chrome cuối tháng 9 này.

Ý kiến bạn đọc

Không có nhận xét nào :