Cách tìm kiếm PBN - Private Blog Networks hiệu quả nhất

Tổng quan về xây dựng liên kết trong seo

Xây dựng liên kết (Link building) là cách sử dụng liên kết từ những website khác về web của mình. Liên kết đó là 1 cách để người dùng di chuyển giữa các trang web trên internet. Công cụ tìm kiếm Google sử dụng các liên kết đó để tìm ra web, bot Google thu thập các liên kết riêng lẻ trên toàn bộ các trang web. (bạn seach trên youtube "How Google Works" và "Cơ chế tìm kiếm của Google Spider" để hiểu rõ hơn).

Có rất nhiều kỹ thuật xây dựng Link building, chúng có độ khó khác nhau, đối với mình thì cho rằng xây dựng liên kết là khó nhất trong chiến dịch SEO.

Tầm quan trọng xây dựng liên kết với SEO

Liên kết có ý nghĩa với công cụ tìm kiếm:
Link building yếu tố quan trọng nhất để bạn lên top nhanh nhất.

  1. Để tìm ra web mới.
  2. Để xác định 1 web và sắp chúng vào vị trí kết quả của chúng.
Khi công cụ tìm kiếm đã thu thập được các trang trên web, chúng có thể lấy nội dung của trang web này và thêm vào mục lục. Bằng cách này, công cụ tìm kiếm có thể quyết định rằng chúng thấy 1 trang web chất lượng đủ để xếp hạng với từ khóa thích hợp. Việc quyết định thứ hạng từ khóa, công cụ tìm kiếm không chỉ nhìn và nội dung trên trang mà còn nhìn vào số liên kết và chất lượng liên kết từ trang khác trỏ đến trang bạn. Tóm lại, các trang web trỏ đến bạn chất lượng càng cao thì bạn càng dễ dàng lên top.


PBN là gì?  Kỹ thuật xây dựng link building đỉnh cao

PBN là tên viết tắt của Private Blog Network. PBN là hệ thống website bạn xây dựng nhằm mục đích trỏ những backlink chất lượng về web bạn cần seo. Đa phần mọi người sử dụng những web 2.0, tên miền cũ để dựng hệ thống PBN này. Để nắm rõ tầm quan trọng của PBN trong việc xây dựng liên kết thì bạn cần phải hiểu về tên miền cũ.

Tên miền cũ - tiền thân của PBN

Thế nào được gọi là tên miền cũ? Hiểu rõ chúng ta cùng đi qua ví dụ này.
Giả dụ có một doanh nghiệp X được thành lập vào năm 2007, cùng thời điểm đó website W được mua và được xây dựng từ thời điểm đó. Doanh nghiệp X này đã tốn rất nhiều công sức vào xây dựng website W, rất nhiều báo lớn, site trỏ về website W của doanh nghiệp X. Website W đã trở thành website chất lượng.
Sau 7 năm xây dựng - tức năm 2015 thì giám đốc công ty X không thích tên miền đó hay thôi đổi chiến thuật kinh doanh hoặc phá sản. Tóm lại công ty không còn sử dụng tên miền W và không gia hạn nó nữa. Tên miền W trở thành tên miền cũ và bạn có thể mua lại nó, hưởng thụ hầu hết giá trị của công ty X đã xây dựng trong 7 năm trước.

Sau đó, bạn tạo dựng website mới, viết bài và trỏ backlink về website của bạn, và tất nhiên thứ hạng ảnh hưởng rất lớn vì tên miền W quá chất rồi.

Làm sao để lấy tên miền cũ đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chu kỳ của domain.

Chu kỳ của domain.

Có rất nhiều bạn đã biết đến về PBN nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào để có được 1 PBN. Để kiếm ra được 1 PBN các bạn cần biết về cu kỳ của Domain. Vậy chu kỳ của Domanin như thế nào.

Domain ==>  Expires (Hết hạn) ==> Auction (Đấu giá) ==> Expired (Đã hết hạn)
Nếu bạn có tên miền có từ năm 2007 nhưng tới ngày gia hạn thì vì 1 lý do nào đó bạn quên gia hạn nên nó hết hạn. Lúc đó, tên miền của bạn sẽ được mang lên sàn đấu giá để được mọi người đấu giá và người nào thắng sẽ sở hữu tên miền đó còn nếu không ai nó sẽ trở thành tên miền hết hạn (lúc này bạn có thể mua trực tiếp nơi cung cấp tên miền như Goddaay, TenTen,...), cả 2 tên miền khi bạn mua đều được giữ lại số link hiện tại đi tới website.

Chọn tên miền nào? Đấu giá hay đã hết hạn

Đa phần mọi người chọn mua tên miền đã hết hạn, nhưng tôi khuyên các bạn nên mua tên miền đấu giá (thà bỏ ra chi phí cao hơn nhưng nó chất lượng hơn rất nhiều) vì những lý do sau đây.
  1. Tên miền đấu giá hầu như tốt và chất lượng hơn nhiều so với tên miền đã hết hạn (giá tiền đi kèm với chất lượng)
  2. Sự khác nhau của tên miền đấu giá và tên miền đã hết hạn: Khi bạn thắng tên miền đấu giá rồi thanh toán và tên miền chuyển về tài khoản của bạn thì tên miền ấy được giữ lại tuổi đời 15 tuổi (ví dụ trên khi được tạo lập vào 2002), NHƯNG khi bạn mua tên miền đã hết hạn thì nó sẽ được reset lại tuổi (ví dụ bạn mua ngày 1/3/2017 thì tuổi đời của nó được tính vào 1/3/2017), như tôi nói ở trên, google sẽ hạ thấp giá trị tên miền ĐÃ HẾT HẠN, nhưng tên miền đấu giá thì không.
  3. Giả sử bạn mua 5 tên miền đã hết hạn và 5 tên miền đấu giá. Thường bạn mua nó trong 1 ngày nên khi bạn mua 5 tên miền đã hết hạn thì nó có cùng ngày sinh, còn tên miền đấu giá thì ngày sinh rất hiếm khi trùng. Như vậy khi bạn mua tên miền hết hạn trong 1 ngày sẽ để lại yếu tố gì đó khiến Google soi bạn nhiều hơn.
và đó là lý do tại sao bạn nên mua tên miền đấu giá.
Nào bây giờ không xàm nữa, bắt tay vào làm thôi nhé

Cách tìm kiếm PBN hiệu quả nhất, an toàn nhất

Công cụ cần có để kiếm PBN chất

Danh sách các công cụ mà t sử dụng để tìm kiếm PBN
Như bức ảnh trên các bạn cần chuẩn bị những công cụ sau:
  1. Chỉ số MOZ
  2. Ahref: Công cụ này giúp bạn kiểm tra lượng link hiện có của nó, mức độ anchortext... t sẽ trình bày cụ thể trong phần bước tìm kiếm PBN
  3. Majestic: Chắc các bạn đã biết đến công cụ này rồi đúng không, nó sử dụng để kiểm tra sức mạnh tên miền bạn muốn mua.
  4. Registercompass/Domcop: Không thể thiếu nơi cung cấp tên miền để bạn đánh giá và 2 thằng trên sẽ cung cấp cho bạn.
  5. Way back machine: Cỗ máy quay ngược thời gian của trang web, công cụ này sẽ cho bạn thấy những hình ảnh trước đó của trang web.
Trên là 4 công cụ mà t sử dụng để chộp PBN ngon cho mình.

Các chỉ số để đánh giá PBN

1. DA/PA: Chỉ số do MOZ đưa ra đánh giá sức mạnh, độ uy tín tên miền và 1 page trên trang web. Chỉ số Da có thang điểm 100, theo như SEO MOZ thì Da từ 20-30 thì rất dễ dàng nên những website bình thường cũng sẽ có chỉ số này. Theo như kinh nghiệm của mình có lẽ đây là chỉ số khó thao túng nhất trong các chỉ số, tuy nhiên chỉ số câp nhật chậm, một tháng cập nhật một lần nên mức độ quan tâm với nó cũng sẽ giảm đi.
Chỉ số Da, Pa là 1 chỉ số để đánh giá tên miền

Các bạn chỉ cần tra chỉ số DA> 20 là được, và thông thường Da lớn 20 thì PA sấp sỉ bằng nó, có thể hơn. Tuy nhiên cái gì sẽ có ngoại lệ các bạn nhé, ví dụ chỉ số Da của nó có 18, nhưng nó có những chỉ số khác tuyệt vời. Mình ví dụ: Dr = 35, anchor text sấp sỉ nhau chỉ 12-15%, tên miền hoạt động ổn định từ 2005 đến nay, số lượng tên miền trỏ về 180, backlink ngon thì mình sẽ mua nhé.

Nhưng hãy nhớ điều này Da càng cao càng tốt.

2. Ahref: Ahref là công cụ mạnh mẽ nhất (với mình) về phân tích backlink, theo tài liệu mình nghiên cứu thì đó đứng thứ 2 sau GG. Hiện nay quá trình thu thập dữ liệu của Ahref lên đến 6 tỷ trang web/ngày và tốc độ cập nhật có thể lên đến 30 phút 1 lần, như vậy công cụ quá mạnh mẽ để phân tích rồi.
Cách chỉ số của ông lớn Dân Trí, check bằng Ahref, công cụ dùng để phân tích trang web tìm kiếm PBN
Ở đây các bạn quan tâm đến các chỉ số:
  1. DR, UR: 2 chỉ số tương tự như DA và PA nên với tôi thì tôi chọn chỉ số DR>20 là được. Nhưng kinh ngiệm của t khi tìm kiếm thì DA=20 thì DR>25 và có thể là 35, 40. Nên phần này t cũng không cần quan tâm nhiều. Còn các bạn quan tâm sao thì do bạn thân bạn.
  2. Referring domains, live domain: 2 chỉ số cho bạn thấy số lượng link mà Ahref đã phát hiện ra trỏ về domain, chỉ số live là số lượng tên miền đã trỏ về còn sống đến thời điểm bạn tra bằng công cụ Ahref. Hai chỉ số đánh giá bức tranh về backlink trỏ về trang web của bạn, hãy tra kỹ những tên miền trỏ về bởi vì không ai muốn mua 1 trang web mà toàn trang xxx trỏ về tên miền đó (mà cũng có thể ngược lại khi bạn seo trang xxx chẳng hạn, thì đó là tên miền cùng chủ đề và biết đâu được đánh giá cao nhỉ :) ). Bây giờ tôi có thể ví dụ thế này cho bạn hiểu chỉ số này tôi đánh giá nó thể nào. Ví dụ bạn có tên miền với chỉ số RF: 180, live 179 nhưng khi tra chi tiết ra thì đến 30 cái domain trỏ về từ trang xxx, bạn chợt nhớ ra là mình đang seo cho trang sức khỏe về người cao tuổi; thôi vậy là tên miền này next; bạn sẽ gặp những tình huống như thế đó, các chỉ số khác ngon nhưng backlink chẳng ngon tẹo nào.
  3. Anchors cloud: Đây là chỉ số quan trọng trong quá trình lựa chọn, bạn cũng biết là tỷ lệ anchor text này sẽ quyết định lớn thứ hạng trang web chứ, vậy hãy nhìn vào những anchor mà trang web này đã trỏ cho bạn. Thông thường tôi chọn những tên miền và anchor thương hiệu của nó không quá 50% và dùng thấy vẫn rất hiệu quả, còn bạn chọn sao thì do bạn. À quên, tỷ lệ anchor text càng gần nhau thì càng ngon.
3. Majestic

  • Với kinh nghiệm của mình thì Trust Flow phải  12
  • Tỷ lệ TF và CF: Với mình thì mình tra CF không quá 2 lần TF. TF là chất lượng trung bình của đường link trỏ về trang web của bạn. Cf nó là số lượng tổng thể nên TF thấp còn cf cao thì rất có thể là spam. Tuy nhiên bạn cần chú ý TF= 0 không có nghĩa là tên miền ấy không có giá trị đâu nhá, bởi vì chỉ số này cũng là 1 chỉ số để tham khảo mà thôi; bạn phải quan sát hết tất cả các chỉ số thì mới quyết định được mình có nên mua hay không.
  • Số lượng Reffering domain của majestic ở Fresh index: Thực sự chỉ số này t chưa quan tâm cho lắm, bởi vì Majestic cập nhật chậm số lượng tên miền trỏ về trang web của bạn. Nếu bạn muốn xem xét gì về backlink kỹ càng nên phân tích ở Ahref (mình cũng sử dụng chủ yếu là Ahref mà thôi).
4. Way Back Machine
Đây là công cụ để kiểm tra hoạt động của nó từ lúc nó được mua lần đầu đến bây giờ.
Giao diện của công cụ Way Back Machine.
Để truy cập vào công cụ bạn chỉ cần gõ từ khóa wayback machine, trang cần tìm sẽ ở ngay kết quả đầu thôi mà.
Để sử dụng nó bạn bỏ 1 đường link domain vào thanh tìm kiếm, nó sẽ hiện ra cho bạn 1 biểu đồ 12 tháng, trên 12 tháng sẽ có con số được bôi xanh, đó là thời gian mà con bot của wayback machine chụp được ảnh giao diện trang web đó. Quá hay phải không nào?
Tuy nhiên có nhiều trường hợp wayback machine không có dữ liệu, lúc này abnj đừng lo lắng bạn sẽ dùng các chỉ số khác để đánh giá xem tên miền này đáng mua hay không nhé. À tên miền bạn mua nó đã bị mua để mua PBN rồi thì cũng chưa hẳn là xấu, biết đâu trang ấy nó mua lại và xây dựng thành trang cực chất bây giờ vớ được như cục than thành vàng ấy. Như thế quá tuyệt vời.

4. Index  1
Tại sao index  1. Đơn giản khí có index chứng tỏ web đó không bị phạt ở thời điểm hiện tại và nhà phát phát triển trang web cũ bỏ web không phải nó bị phạt mà là vì 1 số lý do nào đó. Nên để chắc chắn thì bạn nên chọn những tên miền có index lớn hơn hoặc bằng 1.
Tuy nhiên chẳng có gì tuyệt đối đúng cả, bạn cần nhạy bén trong cách lựa chọn, số lượng index có thể giảm rất nhanh nếu người dùng không duy trì hoàn động của nó nên bạn cần đánh giá tất cả các yếu tố, cần thêm tính liều ăn nhiều thì bạn mới mua được tên miền chất lượng.

vậy là chúng ta đã biết được tất cả các chỉ số cần thiết để lựa chọn cho mình 1 PBN chất lượng, bây giờ chúng ta đi vào quy trình củ thể săn 1 domain (phần này mình sẽ không viết lại các chỉ số nữa nên các bạn cố nhớ hoặc mò lại khi cần nhé).

Qui trình kiếm domain

Đầu tiên các bạn đăng nhập vào Register compass và chỉnh các thông số sau:

  1. Index > 0
  2. Trust folow > 12
  3. DA  > 20
Cấu hình loại bỏ tên miền không đạt chỉ số
Dưới là sàn đấu giá và loại tên miền đấu giá + ngày hết hạn. Vì không có thời gian nên tôi chọn 5 ngày hết hạn và sàn đấu góa Godaddy.

Ở đây expiring domain là tên miền gần tới ngày hết hạn.
Expired domain là tên miền đã hết hạn như đã nói ở trên và auction domain là tên miền đấu giá.

Các bạn ấn vào auction domain để đấu giá tên miền nhé.

Sau khi bấm vào số 1953, bạn có 3 cách để lọc để kiếm cho nhanh (ở đây bạn có thể lọc theo DA, majestic hay domain age  hoặc bạn có thể lọc theo ý bạn muốn).
Đến đây là một dãy danh sách các tên miền, các bạn thích tên miền bỏ tên miền đó vào các công cụ và đánh giá các chỉ số như tôi đã trình bày trên, thứ tự đánh giá sẽ như phần trình bày phía trên. Tôi xin lưu ý thêm 1 điều: Các bạn cần đánh giá theo bức tranh tổng quát mới có thể lựa chọn được tên miền chất lừ làm pbn cho bạn. 

Chúc các bạn thành công.

Ý kiến bạn đọc

2 nhận xét :